Các hình dạng khối lệnh Blocks Scratch 3.0
Trong Scratch 2.0 và 3.0; toàn bộ các khối lệnh được thiết kế với 6 hình dạng block scratch khác nhau. Mỗi hình dạng giống như một miếng lắp ghép LEGO có các khớp nối để liên kết với nhau. Nhận biết đầy đủ 6 hình dạng này sẽ giúp chúng ta sử dụng đúng các khối lệnh trong quá trình xây dựng kịch bản sau này.
1/ Khối lệnh sự kiện Events Scratch (Hình chiếc mũ - Hat blocks)
- Chức năng:
Khối lệnh sự kiện dùng để khởi động một kịch bản, một dự án và điều khiển sự tương tác giữa người dùng với các đối tượng trên sân khấu như là sử dụng bàn phím, chuột,...
- Đặc điểm:
+ Giống như hình chiếc mũ (hat blocks), phần trên không có khớp nối, phần dưới có một khớp nối để lắp ghép với các khối lệnh bên dưới nó. Vì vậy, các khối lệnh này luôn đứng đầu trong các kịch bản.
+ Từ khóa chính trong các khối lệnh này là từ When. Tất cả các khối lệnh khác không có đặc điểm này.
2/ Khối lệnh thực thi (Khối xếp chồng - Stack Blocks Scratch)
- Chức năng: Khối lệnh thực thi dùng để thực hiện một công việc nào đó trong kịch bản, đây là khối lệnh chính, được sử dụng nhiều nhất trong khi lập trình.
- Một số hình ảnh về khối lệnh thực thi:
- Đặc điểm:
+ Các khối lệnh này đều có khớp nối trên và khớp nối dưới, vì vậy, nó thường nằm giữa, kết hợp với các khối lệnh bên trên và bên dưới để thực hiện nhiệm vụ.
+ Khi các khối lệnh này được lắp ghép với nhau trong một kịch bản thì việc thực thi nhiệm vụ sẽ diễn ra lần lượt từ trên xuống dưới.
3/ Khối lệnh Logic (Boolean Blocks Scratch)
- Chức năng: Khối lệnh Logic được sử dụng trong các tình huống với các điều kiện ĐÚNG/SAI. Kết quả trả lại là một giá trị hoặc ĐÚNG hoặc SAI.
- Một số hình ảnh về khối lệnh Logic:
- Đặc điểm:
+ Với hình dạng 6 cạnh, các khối lệnh này không có khớp nối, vì vậy chúng thường là tham số cho các khối lệnh khác hoặc được lồng vào chính khối lệnh Logic.
+ Có tất cả 13 khối lệnh Logic. Các khối lệnh này được phân bố chủ yếu trong các nhóm lệnh Operators, Sensing, Variable.
+ Trong một kịch bản, khi khối lệnh này được gọi đến nó sẽ đưa ra một kết quả hoặc ĐÚNG hoặc SAI với những điều kiện logic.
+ Scratch có 2 kiểu điều kiện logic đó là điều kiện kiểm tra và điều kiện so sánh. Trong đó điều kiện kiểm tra với các khối lệnh như là () Contains () và Touching ()? . Điều kiện so sánh như là () = (), () and (), và Not ().
4/ Khối lệnh báo cáo (Reporter Blocks Scratch)
- Chức năng: Khối lệnh báo cáo được sử dụng để hiển thị hoặc trả lại một giá trị nào đó trong kịch bản. Khối lệnh báo cáo có thể chứa bất kỳ giá trị nào từ dữ liệu kiểu số đến kiểu chuỗi hoặc là một vị trí, sự kiện.
- Một số hình ảnh về khối lệnh Logic:
- Đặc điểm:
+ Với hình dạng cạnh trơn, không có khớp nối. Chúng thường là tham số cho các khối lệnh khác.
+ Nếu trước các khối lệnh báo cáo này có một ô vuông được chọn thì hình ảnh của nó cũng được hiển thị trên sân khấu (stage).
+ Khối lệnh Logic ở trên là một trường hợp đặc biệt của khối lệnh báo cáo vì giá trị trả lại của nó là ĐÚNG hoặc SAI.
5/ Khối lệnh điều khiển (Hình chữ C - C blocks)
- Chức năng: Khối lệnh điều khiển được sử dụng để xử lý các tình huống điều kiện và thực hiện điều khiển các vòng lặp.
- Một số hình ảnh về khối lệnh:
- Đặc điểm:
+ Với hình dạng giống chữ C (C blocks), khối lệnh này có các khớp nối bên trong và bên ngoài để liên kết, lắp ghép với các khối lệnh khác.
+ Khối lệnh điều khiển có rất nhiều tác dụng. Biết sử dụng thành thạo các khối lệnh này sẽ giải quyết được rất nhiều bài toán thực tế.
6/ Khối lệnh hủy bỏ (Hình chiếc nắp đậy - Cap blocks)
- Chức năng: Khối lệnh hủy bỏ được sử dụng để dừng hoặc hủy bỏ việc thực thi nhiệm vụ trong một kịch bản hoặc cả dự án.
- Một số hình ảnh về khối lệnh Logic:
- Đặc điểm:
+ Với hình dạng giống một chiếc nắp đậy (cap blocks), khối lệnh này có một khớp nối phía trên để lắp ghép với các khối lệnh khác.
- Hits: 4178